Wednesday, October 19, 2011

Nước Úc 2009 - Gold Coast (Queensland)


Gold Coast thuộc tiểu bang Queensland ở bờ miền Đông Australia. Dân số của Gold Coast chỉ khoảng nửa triệu dân nhưng lại là một trong những thành phố phát triển nhanh nhất Australia, nằm cách Brisbane 70km về phía nam là trung tâm du lịch của Queensland. Gold Coast có đường bờ biển dài hơn 40km và nhiều điểm du lịch, đây là nơi nghỉ mát ưa thích của người dân Australia. Với tỷ lệ tăng dân số thuộc loại cao nhất Australia, Gold Coast vẫn đang phát triển rất mạnh. 


Gold Coast nổi tiếng là một thành phố du lịch, có nhiều bãi biển đẹp và là thiên đường của môn lướt sóng. Hàng năm, có khoảng 4 triệu du khách quốc tế đến đây, đông nhất là khách đến từ Nhật Bản, Châu Âu, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc...


Được mệnh danh là “mảnh đất thiên đường”, hay “Bờ biển vàng” của nước Úc, Gold Coast nổi tiếng là mảnh đất tuân thủ rất chặt chẽ các quy định về bảo vệ môi trường. Ngay sau khi đáp xuống sân bay, tất cả các máy bay bắt buộc phải khử trùng cả trong lẫn ngoài và hành khách phải bỏ trái cây, thực phẩm không đóng gói vào một chiếc thùng rác lớn đặt ở cổng sân bay. 




Mùa xuân ở Gold Coast bắt đầu từ tháng 10 và kéo dài đến hết tháng 12, tiếp đó là mùa hạ, còn trong mùa đông du khách vẫn có thể tắm biển và lướt sóng. Thiên nhiên ưu đãi cho mảnh đất này một bãi biển xanh ngắt, tuyệt đẹp với những dải cát trắng và mịn chạy dài hàng km cùng màu xanh ngắt bất tận của các cánh rừng ngập mặn. 





Ở đây, có đầy đủ các món ăn Âu, Á khá nhiều với giá cả khác nhau cùng những món ăn của người thổ dân Úc rất phong phú. Lúc hoàng hôn buông xuống, thành phố càng nhộn nhịp với các khu casino, biểu diễn hình thể, quán bar... Đối với những du khách yêu thiên nhiên thì khi đến với Gold Coast không nên bỏ qua khu rừng nguyên sinh Wildlife nổi tiếng. Đây là nuôi dưỡng và bảo tồn rất nhiều loài thú đặc trưng của nước Úc. Bạn có thể cho những chú Kangaroo ăn hoặc ngắm nhìn loài chó sói Dingo, chim sâm cầm, sếu đầu đỏ, nhím, gấu koala... thỏa thích. Ngoài ra, khách du lịch còn được xem những thổ dân nhảy múa, làm ra lửa từ những chiếc khoan bằng gỗ và những âm thanh mà tổ tiên họ vẫn sử dụng trong những ngày lễ hội. Với du khách yêu thích bộ môn nghệ thuật thứ bảy, có thể đến Movie World cách trung tâm thành phố chừng 40 phút chạy xe để chiêm ngưỡng bức tượng sáp của nữ diễn viên Holywood nổi tiếng trong thập kỷ 60 của thế kỷ 20 Marylin Monroe, xem các nhà làm đang tiến hành quay một bộ phim. 






Du khách còn có thể đi xem biểu diễn cá voi ở vịnh Runaway, xem núi lửa hoạt động như thật, hoặc vào trong Dream World với những trò chơi mạo hiểm. Nếu thích làm Robinson, khách có thể đi một tour ngắn trong một ngày. Một chiếc tàu sẽ chở du khách ra một hòn đảo, khách sẽ được tham quan quanh đảo bằng ô tô và thưởng thức các món nướng đặc sản như  thịt bò Úc, cá, thịt Kangaroo.




Monday, October 10, 2011

Siem Reap - Cambodia Apr 2011


Siem Reap là một tỉnh tây bắc Campuchia, bên bờ của hồ Tonlé Sap. Tên Siem Reap có nghĩa là "người Xiêm bị đánh bại", nhắc đến chiến thắng của Đế quốc Khmer đối với quân Thái Lan dưới thời vua Ayutthaya thế kỷ 17. Ngày nay, thành phố Siem Reap nổi tiếng vì gần khu di tích Angkor Wat, một di sản thế giới.
 
Photo by courtesy of Hoang Yen
 Angkor Wat còn có tên cổ tiếng Việt là đền Đế Thiên, trong khi đó, Angkor Thom thì được gọi là đền Đế Thích, cả khu đền Angkor được gọi chung là Đế Thiên Đế Thích. Theo tiếng Khmer Angkor: kinh đô, Wat: đền thờ hay chùa, là một đền thờ vị thần Visnu của Ấn Độ Giáo tại Angkor - địa điểm của các thủ đô của Đế quốc Khmer. Đây là một trong các là di tích quan trọng bậc nhất tại Campuchia, được xem là tuyệt đỉnh của nghệ thuật và kiến trúc Khmer.


Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.

Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn. Khu đền gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.

Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².

Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.
Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong sử thi Ấn Độ. Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy trăm thước Anh, đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia.

Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp.
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành giống với các khuôn mặt tại đền Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát, các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của những vị này.


Ngôi đền Ta Prohm được xây dựng từ thế kỷ 12, là nơi duy nhất trong quần thể còn giữ lại kiến trúc ban dầu. Rừng cây knia và cây tùng có những bộ rễ bao phủ xuống tường thành độc đáo.




Hoa bách nhật - Sep 2011












Friday, October 07, 2011

Nước Úc 2009 - Nhà hát Opera Sydney

Nhà hát Opera Sydney nhìn từ xa
Nhà hát Opera Sydney là một công trình nhà hát tại thành phố Sydney, Úc. Nhà hát có kiến trúc độc đáo hình con sò hay những cánh buồm no gió ra khơi. Đây là công trình kiến trúc độc đáo của Sydney nói riêng và nước Úc nói chung, thu hút nhiều du khách đếm thăm.

Theo ý tưởng của nhà thiết kế, Nhà hát Opera Sydney là những miếng cắt từ quả cam
Đây là một trong những công trình kiến trúc tiêu biểu nhất thế kỷ 20 và là một trong các địa điểm biểu diễn nghệ thuật nổi tiếng nhất thế giới. Tọa lạc tại Bennelong Point ở bến cảng Sydney, gần với cây cầu Sydney Harbour cũng nổi tiếng, tòa nhà và khu xung quanh tạo nên một hình ảnh nước Úc đặc trưng. Đây là nhà hát ballet, kịch và sản xuất ca nhạc. Nhà hát này cũng là trụ sở của của Sydney Theatre CompanySydney Symphony Orchestra. Nhà hát được Quỹ Opera House Trust quản lý (Quỹ này thuộc Sở Nghệ thuật New South Wales).

Nhà hát Opera tọa lạc trên diện tích 1,8 ha đất. Nhà hát có kích thước 183 m dài x 120 m rộng (tính ở điểm rộng nhất). Kết cấu có 580 cột bê tông đóng sâu 25 m dưới mực nước biển. Nguồn điện cung cấp cho Nhà hát tương đương công suất cho một thị trấn 25.000 dân. Hệ thống cấp điện có tổng chiều dài dây cáp 645 km.


Mái của nhà hát được lợp bằng 1.056 triệu viên ngói sản xuất tại Thụy Điển. Tuy nhiên, nhìn từ xa, mái ngói chỉ toàn màu trắng. Mái ngói có đặc điểm tự làm sạch bề mặt. Dù có khả năng tự làm sạch, vẫn cần phải bảo dưỡng và thay thế định kỳ. Mái được thiết kế để gió biển có thể luồn vào bên trong.

Mái nhà hát nhìn từ bên trong

Cầu dẫn lên phòng hòa nhạc chính của nhà hát
Nhà hát opera Sydney có 5 khu nhà hát, 5 studio tập diễn, 2 sảnh chính, 4 nhà hàng, sáu quán bar và một số cửa hàng lưu niệm. Nội thất tòa nhà bao gồm đá granite hồng khai thác ở Tarana, New South Wales, gỗ và gỗ dán được cấp từ New South Wales. Các nhà hát có hình một loạt các con sò được biểu trưng bằng cách cắt ra thành các bán cầu. Sảnh hòa nhạc và nhà hát nhạc kịch được đặt ở 2 nhóm vỏ sò lớn nhất, các nhà hát khác nằm ở các nhóm vỏ sò khác. Một vài nhóm vỏ sò nhỏ hơn được dùng để đặt nhà hàng. 5 nhà hát tạo nên nơi biểu diễn:
  • Sảnh hòa nhạc có 2679 chỗ, là nơi có cây đàn đàn organ dạng cơ khí lớn nhất thế giới với hơn (với hơn 10.000 ống sáo).
  • Nhà hát opera với 1547 chỗ là nơi biểu diễn chính của Opera Australia. Đây cũng được Công ty Ballet Australia sử dụng.
  • Nhà hát kịch có 544 chỗ.
  • Rạp hát (playhouse) có 398 chỗ
  • Nhà hát studio có 364 chỗ.
Việc quy hoạch nhà hát opera Sydney bắt đầu cuối thập niên 40 thế kỷ 20 khi Eugene Goossens, giám đốc của Nhạc viện bang New South Wales vận động hành lang cho một địa điểm xây nhà hát lớn. Tại thời điểm đó, địa điểm cho các chương trình kịch được tổ chức ở Tòa Thị chính Sydney nhưng địa điểm này không đủ rộng. Đến 1954, Goossens đã thành công trong việc nhận được ủng hộ của Thống đốc bang New South Wales Joseph Cahill - người đã kêu gọi thiết kế nhà hát opera tinh tế. Goossens chính là người đã kiên quyết lựa chọn Bennelong Point làm địa điểm xây nhà hát. Cahill muốn địa điểm này gần Nhà ga xe lửa Wynyard ở tây bắc Sydney CBD.

Phòng này do chính Jorn Utzon thiết kế để ghi danh nhà thiết kế tài ba này

Cuộc thi thiết kế do Cahill tổ chức nhận được 233 đề án. Thiết kế cơ sở được chấp thuận năm 1955 và được trình lên bởi Jørn Utzon, một kiến trúc sư người Đan Mạch. Utzon đã đến Sydney năm 1957 để giúp giám sát công trình. Khu The Fort Macquarie Tram Depot tọa lạc tại vị trí được chọn xây nhà hát đã được đập bỏ năm 1958 và lễ khởi công xây dựng nhà hát bắt đầu tháng 3/1959. Dự án được chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn I (1959–1963) bao gồm việc xây dựng dãy ghế vòng bên trên. Giai đoạn II (1963–1967) xây dựng các vỏ sò bên ngoài. Giai đoạn III xây dựng và thiết kế nội thất (1967–73).

Sunday, October 02, 2011

Vườn xuân - Feb 2011








Nước Úc 2009 - Melbourne (Victoria)

Melbourne là thủ phủ và thành phố lớn nhất bang Victoria, và là thành phố lớn thứ hai ở Úc (sau Sydney), với dân số khoảng 3,6 triệu (2001) bao gồm cả ngoại ô và 69.670 trong trung tâm nội đô. Khẩu hiệu thành phố là "Vires acquirit eundo" nghĩa là "chúng ta mạnh hơn khi chúng ta đi tới." Melbourne đã từng là thủ đô của Úc từ 1901 đến 1927.



Melbourne nằm ở góc đông-nam lục địa châu Úc, và là thành phố nằm ở cực nam lục địa. Về mặt địa chất, thành phố được xây dựng trên nơi hợp dòng của dòng dung nham Quaternary chảy về hướng tây và vùng trầm tích cát Holocene theo hướng đông-nam dọc cảng Phillip. Vùng ngoại ô của thành phố vươn ra theo hướng đông, hướng con sông Yarra đến dãy núi Yarradãy Dandenong phía đông-nam của cửa vịnh và dọc theo sông Maribyrnong và các nhánh sông hướng tây và hướng bắc của nó đến các vùng đồng bằng. Khu trung tâm kinh doanh (thành phố gốc ban đầu) thì nằm trên trên khu nổi tiếng Hoddle Grid, bờ phía nam của nó đối diện với Yarra.

Melbourne đã hai lần được bầu chọn bởi The Economist là "Thành phố dễ sống nhất thế giới" dựa vào các tiêu chí như văn hóa, thời tiết, giá cả sinh hoạt, điều kiện xã hội, lần đầu vào năm 2002, và lần sau vào năm 2004. Năm 2005, nó xuống hàng thứ 2, sau Vancouver của Canada. Tạp chí Utne Reader viết: "Với một truyền thống lâu đời đáng tự hào, một cộng đồng nhập cư từ khắp nơi trên thế giới, và các món ăn ngon nhất Úc, bạn đã có một công thức cho cái mà nhiều người gọi là thành phố tuyệt nhất Nam bán cầu" (2001).


Theo tiêu chuẩn về "dịch vụ cao cấp", Melbourne được nhóm nghiên cứu GaWC xếp vào loại hai ("các thành phố nhỏ của thế giới") đằng sau các thành phố như Montréal, Osaka hay Praha. Thành phố này có số lượng sinh viên quốc tế thuộc loại đông nhất trên thế giới, sau London, New York và Paris.


Melbourne là một trung tâm công nghiệp và thương mại rộng lớn. Nhiều công ty lớn của Úc, và nhiều liên doanh đa quốc gia đã đặt trụ sở tại đây (khoảng một phần ba các công ty đa quốc gia lớn nhất tại Úc vào năm 1992). Cơ quan đầu não đại diện cho công nhân Úc cũng đặt trụ sở tại Melbourne.


Melbourne là nơi có hải cảng lớn nhất của Úc và có nhiều ngành công nghiệp tự động, và nhiều ngành công nghệ sản xuất khác. Các đại hội thể thao cũng mang lại nhiều dự án xây dựng hạ tầng cơ sở.



Melbourne thường được nhắc đến như thành phố cây xanh của nước Úc, và bang Victoria là ""Bang Vườn cây", vì nhiều lý do. Có rất nhiều công viên và vườn cây gần khu trung tâm với nhiều chủng loại cây; từ cây thường đến quý hiếm ở giữa một khung cảnh tuyệt đẹp, những vỉa hè, những đại lộ với những hàng cây đã làm Melbourne trở nên một trong những thành phố xanh tươi nhất thế giới. Cũng có nhiều công viên ở những vùng ngoại ô Melbourne như Stonnington và Booroondara, phía đông nam của khu trung tâm. "Victoria – Bang Vườn Cây" được sử dụng trên biển số xe hơi ở Victoria cho đến năm 1995 và nhiều thị trấn trong vùng có những vườn thực vật được chăm sóc, những công viên và đại lộ trồng cây.

Melbourne thu hút một số đông du khách, đặc biệt là những du khách balô trẻ. Nó cũng đón tiếp một số lượng lớn nhưng không đều các khán giả đến xem thể thao. Các nhà hàng ở Melbourne rất nhiều, và thường có giá cả hợp lý và chất lượng tốt. Melbourne có tất cả các loại hình quán rượu, phòng trà và hộp đêm. Có rất nhiều điều thú vị để xem ngoài lãnh thổ Melbourne nhưng vẫn trong vòng một ngày đi lại từ Melbourne.