Photo by courtesy of Hoang Yen |
Angkor Wat mới đầu để thờ thần Viśnu của Ấn Độ giáo. Về sau, khi vương triều Khmer theo Phật giáo, Angkor Wat trở thành linh đền thờ Phật. Sau khi kinh đô của đế quốc Khmer bị người Xiêm phá hủy và các nhà vua Khmer bỏ về Phnom Penh trong thế kỉ 15, Angkor Wat rơi vào quên lãng, bị rừng già vây phủ và được khám phá lại vào năm 1860 bởi Herri Mouhot.
Khu Angkor Wat có chu vi gần 6 km và diện tích khoảng 200 ha, nơi cao
nhất là đỉnh tháp của ngôi đền chính, có độ cao 65m. Angkor Wat là đền núi duy nhất ở Campuchia có lối vào chính ở hướng tây, hướng Mặt Trời lặn. Khu đền
gồm 4 tầng nền, càng lên cao càng thu nhỏ lại, mô phỏng hình ảnh "núi vũ
trụ Mêru" của người Ấn Độ. Vị thần linh được thờ ở đây là thần Viśnu. Khu đền chính bao gồm 398 gian phòng với nghệ thuật chạm khắc đá trên trần phòng, hành lang, các lan can... thể hiện sức mạnh phi thường và bàn tay điêu luyện của người Khmer cổ đại.
Xung quanh ngôi đền, có hào rãnh bao bọc; bên ngoài bức tường có
nhiều hồ chứa nước, sự thiết kế của ngôi đền này rất cân đối và xinh
đẹp, có qui mô to lớn, khu vực nằm trong vòng tường, rộng tới 83610m².
Trung tâm của thánh điện là một tòa tháp cao 61m. Muốn đi tới đó phải
qua mấy cửa, một bậc thềm cao và một sân rộng. Chung quanh tòa tháp
thấp hơn, đó là dấu hiệu đặc trưng của toàn bộ kiến trúc.
Với những phù điêu phong phú, nhiều màu sắc
để trang trí, hoàn toàn tương xứng với sự thiết kế cân đối và nghiêm
trang. Trên những bức phù điêu đá này, đã miêu tả những cảnh tượng trong
sử thi Ấn Độ.
Rất nhiều thần linh nam và nữ vui vẻ nhảy múa với nhau trong tư thế
trêu chọc. Qua một hành lang phù điêu nối tiếp nhau, chạy dài đến mấy
trăm thước Anh,
đã thể hiện nhiều nhân vật chân thật trong lịch sử của Campuchia.
Angkor Thom được xây dựng theo phong cách Bayon. Điều này thể hiện ở quy mô lớn của các công trình, trong việc sử dụng rộng rãi đá ong làm vật liệu xây dựng, trong các tháp mặt người tại các lối vào thành phố và trong hình tượng naga tại mỗi tháp.
Các khuôn mặt trên các ngọn tháp cao 23 m tại các cổng thành giống với các khuôn mặt tại đền
Bayon và đặt ra cùng một vấn đề về cách giải thích ý nghĩa. Các khuôn
mặt này có thể đại diện cho chính nhà vua, Quan Thế Âm bồ tát,
các thần hộ vệ các hướng của vương quốc, hoặc một kết hợp nào đó của
những vị này.
Ngôi đền Ta Prohm được xây
dựng từ thế kỷ 12, là nơi duy nhất trong quần thể còn giữ lại kiến trúc
ban dầu. Rừng cây knia và cây tùng có những bộ rễ bao phủ xuống tường
thành độc đáo.
No comments:
Post a Comment