Saturday, September 17, 2011

Berlin - Thủ đô nước Đức

Berlin là thủ đô, thành phố lớn nhất và đông dân cư nhất của Đức. Thành phố Berlin còn là một tiểu bang của liên bang Đức. Tính trong Liên minh châu Âu, Berlin là thành phố lớn thứ hai, sau Luân Đôn.

Cổng thành Brandenburg

Cổng Brandenburg được xây dựng trong khoảng thời gian từ 1788 đến 1791 là biểu trưng của Berlin và cũng là tượng trưng của sự chia cắt nước Đức trong quá khứ. Cổng này dựa theo cổng Propylaea của Acropolis ở Athena, phía trên có một cỗ xe tứ mã với nữ thần chiến thắng Victoria. Thật ra người sáng tạo ra cổng Brandenburg Johann Gottfried Schadow đã nghĩ đến nữ thần hòa bình Eirene khi xây dựng công trình này. Cổng nằm ở cuối đường Unter den Linden về phía tây, con đường chạy dài cho đến đảo viện bảo tàng trên sông Spree và Nhà thờ chánh tòa Berlin. Ranh giới giữa hai nước Đức chạy qua đây cho đến khi tái thống nhất Đức vào ngày 3 tháng 10 năm 1990.


Trong quá khứ, Berlin đã nhiều lần là thủ đô của các nước Đức như Vương quốc Phổ, Đế chế Đức hay nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau khi nước Đức thống nhất ngày 3 tháng 10 năm 1990, Berlin trở thành thủ đô của toàn liên bang Đức. Sau Quyết nghị Thủ đô của Quốc hội liên bang Đức vào năm 1991 thành phố cũng thực thi chức năng của mình là trụ sở của chính phủ và quốc hội từ năm 1999.

Tòa thị chính Berlin

Berlin là một trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học quan trọng của châu Âu. Đô thị lớn này là một điểm nút giao thông và một trong những thành phố thu hút được nhiều khách du lịch nhất của lục địa này. Nhiều trường đại học, viện nghiên cứu, nhà hát và viện bảo tàng tại Berlin có danh tiếng quốc tế.

Nhà thờ Tòa chánh Berlin

Viện bảo tàng
Nhà thờ tưởng niệm Hoàng đế Wilhelm

Quảng trường Potsdam (Potsdamer Platz) là một trọng điểm giao thông trong trung tâm Berlin với nhiều đường lớn tỏa ra từ đây. Quảng trường được xây dựng theo lệnh chiếu chỉ của vua Phổ Friedrich Wilhelm I vào năm 1741. Vào năm 1923, lịch sử truyền thanh ở Đức bắt đầu trong Nhà Vox ở ngay gần đấy. Cho đến năm 1940, Quảng trường Potsdam là quảng trường có mật độ giao thông cao nhất châu Âu.

Trung tâm giải trí Sony tại Potsdamer Plaz

Năm 1961 Quảng trường Potsdam bị chia cắt bởi Bức tường Berlin và vì thế khu vực này suy sụp. Từ vài năm nay, nơi Bức tường Berlin trước kia được xây cắt ngang qua quảng trường được đánh dấu bằng cách lót đá. Việc xây dựng các nhà cao tầng ở Quảng trường Potsdam sau ngày tái thống nhất với rất nhiều cửa hàng và quán ăn đã phát triển nơi đây trở thành chiếc cầu nối giữa 2 nửa thành phố đã từng bị chia cắt.

Nhà ga trung tâm Berlin

Trung bình mỗi năm, Berlin đón khoảng 135 triệu khách du lịch, đứng thứ 3 trong liên minh châu Âu về lượng khách quốc tế ghé thăm. Du khách tới đây sẽ được chiêm ngưỡng vẻ trang hoàng, lộng lẫy, những nét đẹp văn hóa lịch sử, được lưu giữ qua bao đời nay của thành phố và được thưởng thức sự pha trộn hài hòa của những tòa nhà cổ kính với phong cách kiến trúc hiện đại, độc đáo.

Tháp truyền hình Berlin

Trường đại học Humboldt ở Berlin

Sẽ rất thiếu sót nếu không nhắc đến cộng đồng người Việt ở Đức. Người Việt tại Đức là nhóm người ngoại quốc gốc Á lớn nhất tại quốc gia này, theo Văn phòng Thống kê Liên bang có 83.446 người có quốc tịch Việt Nam đang sinh sống tại Đức tính đến cuối năm 2005. Không được tính trong các con số đó là những người Việt đã nhập quốc tịch Đức. Giữa những năm 1981 và 2007, 41.499 người đã từ bỏ quốc tịch Việt Nam để lấy quốc tịch Đức.Thêm vào đó, khoảng 40.000 người di cư gốc Việt không chính thức cũng hiện đang sinh sống tại Đức, chủ yếu tại các bang ở miền Đông.

Cửa hàng tạp hóa của cô bạn thời trung học tại Berlin

Của hàng bán đồ lưu niệm của người Việt gần Cổng thành Brandenburg

Một cơ sở chăm sóc sức khỏe và làm đẹp của người Việt nằm trong khuôn viên một khách sạn ở Berlin cũng do người Việt làm chủ.

Ảnh chụp với cô bạn và cũng là bà chủ cơ sở

Chùa Việt tại Berlin

Giữa lòng thủ đô Berlin của Đức có một Việt Nam thu nhỏ, đó là khu chợ Đồng Xuân tọa lạc trên con đường Herzberg thuộc quận Lichtenberg. Đến đây vào dịp cuối tuần mới thấy không khí mua sắm tấp nập, rộn rã như thế nào. Tiếng Việt, tiếng Đức, tiếng Anh đủ cả…


Chợ Đồng Xuân, hay còn gọi là Đồng Xuân Center, có khoảng 4.000 người Việt sinh sống. Nơi đây từ lâu đã trở thành địa chỉ mua sắm thân thiết và gặp gỡ trò chuyện của cộng đồng người Việt tại Đức.Với diện tích giao dịch kinh doanh rộng hơn 40.000 m2 và 4 dãy nhà cho thuê làm cửa hàng buôn bán.

Một cửa hàng của người Việt trong chợ Đồng Xuân

 Chợ Đồng Xuân ở Berlin bán hầu hết các mặt hàng thường có tại Việt Nam và hàng hóa ở đây rất đa dạng, phong phú, từ thịt cá, rau củ tươi đến quần áo, dày dép, mỹ phẩm, đồ thủ công mỹ nghệ và cả băng đĩa, sách báo, tạp chí...Tại đây còn có nhiều cửa hàng cắt tóc nam, nữ, trang điểm, làm móng tay…

Chợ Đồng Xuân tại Berlin, có đủ các loại rau của Việt Nam...
...và bánh đặc sản Việt Nam


No comments: